Doanh nhân Nguyễn Thị Phương Thảo hiện có tài sản 3,1 tỷ đô la và đứng thứ 984 trong danh sách tỷ phú thế giới năm 2022. Hiện bà là Tổng Giám đốc của VietJet Air và là Phó chủ tịch HĐQT tại Ngân hàng HDBank. Bạn hãy cung dautu360.vn tìm hiểu về tiểu sử và sự nghiệp của bà qua bài viết dưới đây.
Tiểu sử, gia đình và học vấn
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo sinh ngày 07/06/1970 tại Hà Nội. Bà sinh ra và sống trong một gia đình khá giả và có mẹ là một giáo viên.
Chồng của bà Thảo là ông Trần Thanh Hùng hiện đang giữ vị trí Phó Chủ tịch HĐQT VietJet, Chủ tịch sáng lập Công ty CP Sovico và thành viên Hội đồng tư vấn kinh daonh APEC, Phó chủ tịch HĐQT tại Ngân hàng HDBank,…
Bà Thảo từng theo học tại Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội – Amsterdam. Năm 17 tuổi bà bắt đầu đi du học tại Nga và đạt được nhiều bằng cấp như Tiến sỹ Điều khiển kinh tế học, Cử nhân Quản lý kinh tế lao động ( Cao đẳng Kinh tết Quốc dân Matxcova – Nga), Cử nhân Tài chính tín dụng (Học viện Thương mại Matxcova – Nga)
Sự nghiệp
Khi còn là sinh viên, bà Thảo đã thể hiện đầu óc kinh doanh thiên bẩm và bước chân vào thương trường khi mới là sinh viên năm 2. Khi ấy thị trường Đông Âu thiếu thốn hàng tiêu dùng, mọi thứ đều khan hiếm nên bà kinh doanh đủ thứ, từ hàng điện tử đến hàng nông sản từ các nước châu Á như sang Đông Âu. Đồng thời bà cũng đưa về Việt Nam những mặt hàng thị trường khan hiếm và cần thiết như phân bón, sắt thép, thiết bị…
Theo Hãng tin Bloomberg, Nguyễn Thị Phương Thảo kiếm được 1 triệu USD đầu tiên khi mới chỉ 21 tuổi, nhờ bán máy fax và nhựa cao su.
Sau khi quay về Việt Nam, bà Thảo đầu tư vào 2 lĩnh vực bất động sản và tài chính để lại nhiều dấu ấn trong kinh doanh và gặt hát được được nhiều thành công.
Năm 1992, bà cung chồng thành lập Công ty Sovico, tập trung vào lĩnh vực liên quan tới đầu tư, kinh doanh và tài chính. Ban đầu Công ty Sovico thành công với việc phân phối xe Kamaz và Uaz nhập tư Nga với nguồn giá rẻ. Ngoài ra, bà vợ chồng bà còn tận dụng các mối quan hệ đối tác từ việc buôn bán xe để cho thuê đất làm bước đầu dấn chân vào lĩnh vực bất động sản.
Năm 2000, bà Thảo góp vốn thành lập 2 ngân hàng Techcombank và VIB – 2 trong số những ngân hàng tư nhân đầu tiên của Việt Nam.
Tới năm 2003, bà trở thành Tổng giám đốc của ngân hàng HDBank. Với những chiến lược chính xác, bà Thảo đã đưa HDBank dần trở thành một trong những ngân hàng TMCP lớn mạnh nhất Việt Nam.
Qua nhiều năm nghiên cứu các mô hình hàng không giá rẻ như Southwest, Ryan Air và AirAsia. Năm 2007, bà Thảo nhận giấy phép đầu tư vào Vietjet nhưng do giá dầu cao nên bà phải trì hoãn kế hoạch khởi động. Năm 2010, bà Thảo đạt được thỏa thuận liên doanh với AirAsia nhưng khi tiến hành lại gặp vướng mắc, khiến liên doanh đổ vỡ.
Năm 2011, bà mở hãng hàng không riêng lấy tên Vietjet Air định hướng phát triển theo mô hình bay giá rẻ.
Năm 2013, bà bỏ ra hơn 9 tỷ USD để mua 100 máy bay Airbus, thương vụ này được coi là sự bứt phá mạnh mẽ của một hãng hàng không tư nhân.
Năm 2017, Vietjet Air đã IPO thành công và gia nhập nhóm doanh nghiệp tỷ đô ngay ngày đầu tiên lên sàn.
Mục tiêu tiếp theo của bà Thảo là cổ phiếu Vietjet Air có tên trên sàn chứng khoán New York (Mỹ). Để hiện thực hóa mục tiêu đó, bà Thảo đã đứng ra ký kết hợp đồng lịch sử hàng chục tỷ USD như hợp đồng mua 100 tàu bay 737 Max trị giá 12,7 tỷ USD.
Thành tích và tài sản
Ngày 9/3/2017, tạp chí Forbes công bố danh sách các nữ tỷ phú USD trên thế giới năm 2017, ghi nhận bà Phương Thảo là nữ tỷ phú đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, với khối tài sản ước tính khoảng 1,7 tỷ USD
Đến tháng 12/2018, Forbes chính thức vinh danh nữ người kinh doanh của Vietjet Air trong danh sách 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới, với vị trí thứ 44, tăng 11 bậc so sánh với bảng xếp hạng năm ngoái.
Ngoài ra, Bloomberg cũng đánh giá bà là một trong 50 nhà lãnh đạo tiêu biểu thế giới 2018, bên cạnh những nhân vật thế giới như Chủ tịch Cục dự trữ Liên bang Mỹ, Giám đốc tài chính của Microsoft, Ngoại trưởng Canada, Tổng thống Nam Phi…
Năm 2019, bà Thảo là nữ tỷ phú tự thân giàu nhất Đông Nam Á với khối tài sản ròng trị giá 2,5 tỷ USD.
Cùng năm 2019, bà Thảo xếp trong danh sách 25 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á theo công bố của Forbes Asia.
Hiện tại, bà Thảo có tài sản 3,1 tỉ USD, đứng thứ 984 trong danh sách Tỉ phú thế giới năm 2022 của Forbes
Tổng hợp bởi dautu360.vn