Quy hoạch khu, cụm công nghiệp tỉnh Đắk Lắk đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050 bao gồm : TP Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ và 13 huyện Buôn Đôn, Cư Kuin, Cư M’gar, Ea H’leo, Ea Kar, Ea Súp, Krông Ana, Krông Bông, Krông Búk, Krông Năng, Krông Pắc, Lắk, M’Drắk.

Hiện trạng công nghiệp tỉnh Đắk Lắk

Khu công nghiệp

Trên địa bàn tỉnh, đến thời điểm hiện nay có 02 khu công nghiệp nằm trong quy hoạch: khu công nghiệp Hòa Phú tại xã Hòa Phú, thành phố Buôn Ma Thuột và khu công nghiệp Phú Xuân tại xã Ea Drơng, huyện Cư M’gar. Tuy nhiên, hiện nay chỉ có Khu công nghiệp Hòa Phú đang hoạt động.

Khu công nghiệp Hòa Phú

Khu công nghiệp Hòa Phú được UBND tỉnh Đắk Lắk phê duyệt quy hoạch theo Quyết định số 718/QĐ-UBND, ngày 05/4/2007 để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật với diện tích 181 ha nằm tại xã Hòa Phú, cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 15 km theo quốc lộ 14 về phía nam.

Dự án đã được quan tâm đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật bằng nguồn vốn ngân sách trung ương và địa phương, từng bước đáp ứng nhu cầu về mặt bằng cho các nhà đầu dư, doanh nghiệp. Đến thời điểm hiện tại Khu công nghiệp Hòa Phú đã thu hút được 55 dự án đầu tư với tổng mức đầu tư khoảng 5.000 tỷ đồng.

Khu công nghiệp Phú Xuân

Khu công nghiệp Phú Xuân tại xã Ea Drơng, huyện Cư M’gar được Thủ tướng Chính phủ đồng ý điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển các Khu công nghiệp tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 tại Công văn số 1110/TTg-CN ngày 28/7/2017 với quy mô diện tích 325,6 ha.

Đến thời điểm hiện nay, hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Phú Xuân đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định và đang trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Dự kiến sau khi được chấp thuận chủ trương đầu tư Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh sẽ tham mưu UBND tỉnh quyết định thành lập Khu công nghiệp Phú Xuân theo quy định tại Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế.

Cụm công nghiệp

Theo Quy hoạch phát triển các CCN tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 587/QĐ-UBND ngày 14/3/2017 thì trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 có 15 CCN, với tổng diện tích là 551,39 ha; giai đoạn 2021 – 2025 bổ sung thêm 09 CCN với tổng diện tích là 662,20 ha.

Trong năm 2021, bổ sung quy hoạch thêm 01 CCN Hòa Sơn, huyện Krông Bông với diện tích 16,62 ha (Quyết định số 434/QĐ-UBND ngày 24/02/2021 của UBND tỉnh).

Trong 14 cụm công nghiệp (CCN) đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết, có 03 CCN là Tân An 1 và Tân An 2 (TP Buôn Ma Thuột), Eadar (huyện Ea Kar) được phê duyệt đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoàn thiện với tổng vốn đầu tư 226,1tỷ đồng.

Cụm CN Krông Búk 1 đang được đầu tư xây dựng một số hạng mục công trình như bờ kè, trục đường chính, hệ thống cấp điện; CCN M’Drắk (huyện M’Drắk) và CCN Ea lê (Huyện Easup) đã có chủ trương đầu tư với tổng kinh phí khoảng 30 tỷ đồng.

Tám (08) CCN còn lại chưa được đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật nhất là hệ thống xử lý nước thải tập trung theo quy định.

Hiện trạng phát triển khu, cụm công nghiệp của tỉnh Đắk Lắk

STT

Tên khu, cụm công nghiệp

Hiện trạng

1

Khu công nghiệp Hoà Phú – TP. Buôn Ma Thuột

Diện tích 181,73 ha, đã có 54 dự án đăng kí đầu tư, trong đó 38 dự án đã hoạt động với tỷ lệ lấp đầy đạt gần 100% diện tích đất công nghiệp cho thuê.

2

Cụm công nghiệp Tân An 1 – TP. Buôn Ma Thuột

Diện tích 48,5 ha, đã có 41 dự án đăng ký đầu tư với diện tích 33,68ha, đạt 100% tổng diện tích đất chia lô công nghiệp.

3

Cụm công nghiệp Tân An 2

Diện tích 56,52 ha, đã có 49 dự án đăng ký đầu tư với diện tích 33,68ha, đạt 100% tổng diện tích đất chia lô công nghiệp.

4

Cụm công nghiệp Ea Dar – huyện Ea Kar

Diện tích 49 ha, đã có 16 dự án đăng ký đầu tư (07 dự án đã thực hiện đầu tư) với diện tích đất đăng ký thuê 26 ha, đạt 68% tổng diện tích đất chia lô công nghiệp.

5

Cụm công nghiệp Krông Búk 1

Diện tích 69,32 ha, đã có 17 dự án đăng ký đầu tư, với diện tích 42,25 ha, đạt 60% tổng diện tích đất chia lô công nghiệp.

6

Cụm công nghiệp Ea H’Leo

Diện tích 33 ha, đã có 08 dự án đang hoạt động với tổng diện tích đất thuê 7,196 ha, diện tích thuê đạt 40% tổng diện tích đất chia lô công nghiệp.

7

Cụm công nghiệp Ea Súp huyện Ea Súp

Diện tích 25,08 ha, trong đó có 5 dự án đăng kí đầu tư, với diện tích thuê đạt 72% tổng diện tích đất chia lô công nghiệp.

8

Cụm công nghiệp M’Drắk – huyện M’Drắk

Diện tích 70 ha, hiện đã có 10 dự án đăng ký đầu tư (01 dự án đi vào hoạt động, 02 tạm ngừng) và 7 dự án đăng ký đầu tư với tỷ lệ lấp đầy 27%.

Quy hoạch khu, cụm công nghiệp tỉnh Đắk Lắk

Khu công nghiệp

Định hướng phát triển khu công nghiệp

Giai đoạn 2021-2030

  • Tập trung đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Hòa Phú.
  • Hoàn tất các thủ tục đầu tư đối với khu công nghiệp Phú Xuân.[1]

Giai đoạn sau 2030

  • Bổ sung Khu công nghiệp Ea H’Leo, với diện tích khoảng 500 ha.
  • Bổ sung Khu công nghiệp Ea Kar, với diện tích khoảng 200 ha.
  • Bổ sung Khu công nghiệp huyện M’Đrắk, với diện tích khoảng 500ha

Bảng 5: Định hướng phát triển khu công nghiệp tỉnh

STT

Tên KCN

Diện tích
(ha)

Hiện trạng

Mức độ ưu tiên

Tính
chất

I. Quy hoạch Khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030

1

Hòa Phú

331,73

Đối với phần diện tích đã đền bù giải phóng mặt bằng 167,43ha, 165ha được đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật cơ bản đã hoàn thiện

01

Phát triển tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực, tập trung công nghiệp chế biến, cơ khí, dệt may

2

Phú Xuân

325,6

Đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trường đầu tư

02

Phát triển tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực, tập trung công nghiệp chế biến, cơ khí, dệt may

II. Khu công nghiệp bổ sung sau năm 2030

3

Khu công nghiệp Ea H’Leo

500

 

03

Phát triển tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực, tập trung công nghiệp chế biến, cơ khí, dệt may

4

Khu công nghiệp Ea Kar

200

 

03

Phát triển tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực, tập trung công nghiệp chế biến, cơ khí, dệt may

5

Khu công nghiệp M’Đắk

500

 

03

Phát triển tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực, tập trung công nghiệp chế biến, cơ khí, dệt may

[1] Trường hợp giai đoạn 2021-2025 các Khu công nghiệp trên được lấp đầy, khi đó trong kỳ điều chỉnh Quy hoạch tỉnh cho giai đoạn 2026-2030 sẽ tiến hành đề xuất cấp có thẩm quyền bổ sung đầu tư thêm các Khu công nghiệp khác phù hợp

Cụm công nghiệp

Quy hoạch các cụm công nghiệp theo địa phương

  • Giai đoạn 2021-2030: Trên địa bàn tỉnh được quy hoạch 17 cụm công nghiệp
  • Giai đoạn 20231-2050: Di dời cụm công nghiệp Tân An 1, Tân An 2 và bổ sung 05 cụm công nghiệp.

Bảng 6: Định hướng phát triển cụm công nghiệp đến năm 2030

STT

Tên cụm công nghiệp

Vị trí

Diện tích

I. Phương án CCN của tỉnh giai đoạn 2021-2030

744,82

1

Cụm công nghiệp Tân An 1

Thành phố Buôn Ma Thuột(1)

48,5

2

Cụm công nghiệp Tân An 2

56,3

3

Cụm CN  Hòa Xuân

Thành phố Buôn Ma Thuột

50,0

4

CCN Cư Bao

Thị xã Buôn Hồ

50

5

CCN Ea Ral

Huyện Ea H’leo

33

6

CCN Ea Lê

Huyện Ea Súp

26

7

CCN Ea Nuôl

Huyện Buôn Đôn

60

8

CCN Ea Drơng

Huyện Cư M’gar

50

9

CCN Krông Búk 1

Huyện Krông Búk

69,3

10

CCN Eadar

Huyện Ea Kar

75,0

11

CCN Ea Tih

Huyện Ea Kar

70

12

CCN Krông Pắc

Krông Pắc

70

13

CCN M’Đrắk

Huyện M’Đrắk

30,1

14

CCN Hòa Sơn

Huyện Krông Bông

16,62

15

CCN Buôn Chăm

Huyện Krông Ana

30

16

Krông Krang

Huyện Lắk Huyện Cư Kuin

10

17

CCN Dray Bhăng

35

II. Các cụm công nghiệp bổ sung, điều chỉnh giai đoạn 2031-2050

158,3(2)

1

Di dời CCN Tân An 1&2 vào Khu CN Hòa Phú để xây dựng Khu công viên Công nghệ phần mềm và xây dựng đô thị.

Thành phố Buôn Ma Thuột

104,5

2

CCN Ea Bung

Huyện Easup

50

3

CCN-TTCN Krông Bông

Huyện Krông Bông

8,3

4

CCN Ea Ktur

Huyện Cư Kuin

30

5

CCN Eadăh

Huyện Krông Năng

70

(1) Giai đoạn 2026-2030, nghiên cứu phương án di dời cụm công nghiệp Tân An 1, Tân An 2, thực hiện di dời sau năm 2030.

(2) Không bao gồm diện tích khu công nghiệp di dời.

⇓ Tải Bản đồ QHKCN tỉnh Đắk Lắk 2030

⇓ Tải Bản đồ QHCCN tỉnh Đắk Lắk 2030

Theo duan24h.net

Đánh giá bài viết post

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây