Bạn đang có dự định mua bán nhà đất nhưng vẫn chưa biết bắt đầu từ đâu và cần những thủ tục gì để đảm bảo an toàn khi giao dịch? Hãy cùng dautu360.vn tìm hiểu về các bước để đảm bảo cho việc giao dịch mua bán nhà đất được thuận lợi và an toàn thông qua bài viết dưới đây.
Bước 1: Kiểm tra tính xác thực của Giấy chứng nhận QSDĐ, các giấy tờ liên quan và tìm hiểu thông tin nhà đất
Đây là bước rất quan trọng giúp bạn quyết định có nên xuống tiền cọc hay đặt bút ký hợp đồng mua bán. Điều này giúp bạn tránh được các rủi ro về tài sản định mua cũng như các tranh chấp phát sinh trong quá trình giao dịch mua bán
1. Kiểm tra Giấy chứng nhận QSDĐ, các giấy tờ liên quan: Bạn cần phải xác định được bên bán và bên mua phải có đẩy đủ các giấy tờ gốc như Giấy chứng nhận QSDĐ, hồ sơ pháp lý 2 bên để đủ điều kiện ký công chứng mua bán. Ngoài ra, bạn cần kiểm tra Giấy chứng nhận QSDĐ có đúng phôi chuẩn và xác thực giấy chứng nhận đó không có vấn đề.
2. Tìm hiểu thông tin nhà đất:
- Thông tin về quy hoạch:Nếu tài sản bạn định mua nằm trong quy hoạch thì trong tương lai tài sản đó có thể được nhà nước thu hồi để phục vụ cho việc thực hiện các dự án theo quy định và giá trị tài sản sẽ được tính theo khung giá nhà nước đưa ra tại thời điểm đó. Bạn có thể tìm hiểu thông tin về quy hoạch qua phòng địa chính tại địa phương hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường
- Thông tin về tranh chấp: Tài sản nằm trong diện tranh chấp thì và đã có thông tin tại các văn phòng công chứng cũng như các cơ quan quản lý về đất đai thì việc sang tên Giấy chứng nhận QSDĐ sẽ gặp rất nhiều rắc rối. Ngoài ra, với các tranh chấp ngầm hay nhỏ lẻ thì sau khi bạn sở hữu tài sản cũng thường xuyên gặp các rắc rối từ hàng xóm gây ra trong quá trình sinh sống cũng như khi xây sửa nhà. Việc tìm hiểu về tranh chấp bạn có thể lấy các thông tin từ hàng xóm, người dân xung quanh hay tại các văn phòng công chứng và cơ quan quản lý đất đai tại địa phương đó
- Thông tin về vay nợ thế chấp: Bạn cần phải xác định tài sản định mua có được người bán đang thế chấp tại các tổ chức tín dụng hay không? Và người bán có đủ khả năng thanh toán các khoản vay đó để lấy ra được Giấy chứng nhận QSDĐ cho việc ký mua bán công chứng đúng thời gian theo thỏa thuận của 2 bên
Bước 2: Đặt cọc
Tuy không bắt buộc, nhưng đặt cọc vẫn là hình thức thường thấy trong các giao dịch bất động sản nhằm đảm bảo cho việc mua bán được thuận lợi do không có sự hủy ngang giữa 2 bên. Số tiền đặt cọc sẽ do hai bên liên quan tự thỏa thuận và được ghi rõ trong hợp đồng đặc cọc. Trong quá trình ký kết hợp đồng đặt cọc mua nhà thường có bên thứ 3 có thẩm quyền đứng ra làm chứng.
Bước 3: Thanh toán và ký hợp đồng mua bán công chứng
Sau khi ký hợp đồng mua bán công chứng, bên mua sẽ thanh toán nốt số tiền còn lại cho bên bán; còn bên bán sẽ bàn giao các giấy tờ pháp lý liên quan đến việc mua bán theo yêu cầu của văn phòng công chứng cho bên mua. Việc ký hợp đồng công chứng thường được thực hiện tại văn phòng công chứng trong phạm vi tỉnh, thành phố của bất động sản chuyển nhượng
Các loại giấy tờ gốc 2 bên cần chuẩn bị: Giấy chứng nhận QSDĐ; CCCD/CMND; Đăng ký kết hôn/Giấy xác nhận trình trạng hôn nhân; Sổ hộ khẩu.
Bước 4: Đóng các loại thuế phí và nộp hồ sơ sang tên sổ
Đóng các loại thuế phí: Tùy theo thỏa thuận của người mua và người bán mà một trong hai bên sẽ phải nộp hồ sơ và các loại chi phí theo quy định của nhà nước tại UBND cấp quận/huyện.
- Bên mua: Thuế thu nhập cá nhân 2% giá trị hợp đồng
- Bên bán: Phí trước bạ 0.5% giá trị hợp đồng
- Lệ phí địa chính: 15.000 đồng/trường hợp
- Lệ phí thẩm định hồ sơ: Mức thu tính bằng 0,15% giá trị (sang tên) chuyển nhượng (tối thiểu 100.000 đồng đến tối đa không quá 5.000.000 đồng/trường hợp).
- Lệ phí cấp GCNQSDĐ: 0,15% giá trị hợp đồng
Nộp hồ sơ sang tên sổ: Bên mua và bên bán sẽ phải nộp hồ sơ mua bán tại văn phòng của một cấp chính quyền như quận, huyện.
Bộ hồ sơ bao gồm: 2 bản sổ hộ khẩu; CCCD/CMND; Đăng ký kết hôn/Giấy xác nhận trình trạng hôn nhân; 2 bản hợp đồng đã công chứng và đầy đủ chữ ký của hai bên; Giấy chứng nhận QSDĐ bản gốc
Bước 5: Hoàn tất thủ tục, nhận giấy chứng nhận quyền sở hữu
- Sau khi đã nộp thuế đầy đủ, người mua đến UBND quận/huyện nộp toàn bộ hồ sơ nhà đất, hợp đồng mua bán nhà đất và biên lai trước bạ.
- Sở địa chính nhà đất sẽ đăng ký sự thay đổi chủ sở hữu của nhà đất.
- Những giấy tờ nhà đất đã được đăng ký làm lại thông tin chủ sở hữu sẽ được cấp lại vào khoảng từ 30 – 45 ngày sau kể từ ngày đăng ký thay đổi.